ASTM D 471 – Tính chất ngâm trong chất lỏng sẽ rất quan trọng cho việc phát triển một hợp chất cao su mới. Đặc biệt là khi hoạt động, hợp chất cao su đó có thể có tiếp xúc với các chất lỏng khác nhau. Ví dụ như đối với các loại đệm kín, chúng có thể được đặt trong môi trường dầu nếu được dùng trong động cơ ô tô. Khả năng của một mẫu cao su lưu hóa chịu được các chất lỏng nhất định mà không bị trương hoặc bị lão hóa sẽ có liên quan chặt chẽ với tuổi thọ của sản phẩm đó.
Theo ASTM D 471 một mẫu cao su lưu hóa sẽ được ngâm trong một chất lỏng xác định ở nhiệt độ và thời gian xác định. Sự lão hóa của mẫu sẽ có thể được xác định bằng sự thay đổi các tính chất vật lý như độ cứng, các tính chất kéo giãn và thay đổi khối lượng, thể tích hoặc thay đổi kích thước...Có một số chất lỏng tiêu chuẩn dùng để ngâm mẫu. Một số được dùng làm vật liệu tham khảo trong công nghiệp như các dầu IRM 902 hoặc IRM903. Hình 1 cho thấy ví dụ về một bộ dụng cụ điển hình được sử dụng để ngâm mẫu cao su.
Tài liệu tham khảo:
John s. Dick, Basic rubber Testing: Selecting Methods for a rubber Test Method.
(tth-vlab-caosuviet)
|
Vòng đệm cao su |