Khi các đặc tính biến dạng nén của cao su được sử dụng vào các trục cao su ở tất cả các dạng không chỉ để kiểm soát chất lỏng mà còn để hấp thụ chấn động thì độ cứng và chiều dày của lớp bọc cao su là một trong những tiêu chuẩn quan trọng và nên được xác định ngay sau khi xem xét ban đầu.

Các đặc tính biến dạng nén của trục cao su không thể được dự đoán từ những giá trị độ cứng đơn giản, Chúng được xác định bởi tỷ số theo modul đàn hồi của chiều dày lớp bọc trục và đường kính của trục hoàn chỉnh. Do đó, hai trục cao su có cùng lõi kim loại, có đường kính trục hoàn chỉnh và độ cứng giống nhau có thể lại cho đặc tính biến dạng dưới tải trọng khác nhau dựa trên các giá trị modul đàn hồi khác nhau. Tuy nhiên, các giá trị modul đàn hồi thông thường của hợp chất cao su được xác định ở các biến dạng xác định như 100 hoặc 200% cùng với độ dãn dài tại điểm đứt sẽ cung cấp một vài sự chỉ dẫn. Ví dụ như khi một biến dạng thấp hơn thì tương ứng với các giá trị modul cao hơn và ngược lại. Một lần nữa, tỷ số của chiều dày lớp bọc cao su và đường kính hoàn chỉnh của trục được dùng để làm tiêu chuẩn xác định đặc tính biến dạng dưới tải trọng. Nếu cùng một trục được bọc bằng hợp chất cao su có một giá trị modul đàn hồi xác định ( hoặc giá trị modul đàn hồi thông thường của cao su ở biến dạng 100%,hoặc 200%) được dùng cho chiều dày 10mm và một đường kính tổng thể 200mm, thì độ nén ép có thể là 2.5mm, trong khi đối với một một lớp có chiều dày 20mm và đường kính tổng thể 200mm thì độ ép nén có thể sẽ cao hơn, khoảng 6mm. Một đặc tính biến dạng nén cao hơn là một lợi thế trong một số trường hợp khi mà dây chuyền sản xuất có thể bị gãy vỡ và đi vào khe hở, đó là khu vực mà nguy cơ phá hủy lớp bọc cao su sẽ được giảm xuống đáng kể. Tuy nhiên, một giá trị độ cứng cụ thể ( kết hợp với modulus) cũng phải được duy trì nhằm ngăn chặn sự biến dạng quá mức sẽ dẫn đến sự biến dạng vĩnh viễn và bị gợn sóng ở bề mặt lớp bọc trục. 
Càng nhấn mạnh về việc xác định độ cứng của lớp vỏ bọc vốn chỉ là một phép đo mức độ kháng lại sự lún của một đầu kim nên phụ thuộc rất lớn vào chiều dày thì lại càng tạo ra sự khác biệt giữa độ cứng biểu kiến và độ cứng thực sự. Khi lớp bọc cao su được mài để giảm chiều dày thì độ cứng biểu kiến có thể tăng nhưng độ cứng thực sự vẫn không thay đổi. 
Độ cứng của lớp bọc cao su được lấy trung bình ba lần đọc xung quanh đường trung tâm. Giới hạn cho phép của độ cứng thường là ± 5 shore A. Thường thì giới hạn thực tế cho phép thay đổi trên một trục khoảng 4 shore A. Giới hạn độ cứng tăng lên thì không chỉ do sự sai hỏng trong phân tán mà còn do sự không đồng nhất nhiệt độ trong quá trình lưu hóa. Trên một trục to và nặng ( ví dụ như trục cán giấy), phần đầu sẽ không giữ được sự đồng đều cần thiết nếu như sự thay đổi độ cứng vượt quá giới hạn. Một lần nữa, vùng trục mềm hơn có thể sẽ bị vệt ướt, trong khi những điểm trên trục cứng hơn sẽ tạo ra một bề mặt khô. Tương tự, các dị tật có thể xuất hiện trên các trục in, đặc biệt là các trục truyền mực, trong khi những vùng mềm dẫn đến sự phế nhiều hơn thì những điểm cứng lại tạo ra các sản phẩm không ổn định. 
Thường thì độ cứng cao su dùng bọc trục được thiết lập ở khoảng từ 30 đến 85 shore A và chiều dày từ 10 đến 35mm. Nhưng có một vài sự ngoại lệ khi thiết lập cho các trục xốp trong in ấn ( độ cứng khảng 10 shore A) và các trục phẳng dùng để đánh máy ( độ cứng trên 90 shore A).

Tài liệu tham khảo: Anil K. Bhowmink, Malclm M. Hall, Henry A. Benarey, Rubber Products Manufacturing Technology, Marcel Dekker, Inc.
(tth-vlab-caosuviet)

Lô cao su tổng hợp/ Lô Cao Su Việt/ Viet Rubber  Trục cao su nhựa polyurethane/ Viet Rubber Rolls 
Lô cao su tổng hợp/ Lô Cao Su Việt/
 Viet Rubber
Trục cao su nhựa polyurethane/
Viet Rubber Rolls



Share |





@Copyright

Công ty TNHH Cao Su Việt
giữ bản quyền hình ảnh sản phẩm trong trang web này. Vui lòng không sao chép.